Giám sát thường xuyên chất lượng nước sông Mã
Tuy nhiên, vẫn có khả năng xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan và nguy hiểm. Cụ thể, có thể xuất hiện đợt không khí lạnh có cường độ mạnh gây rét đậm, rét hại trên diện rộng, băng giá, mưa tuyết ở khu vực vùng núi cao Bắc bộ. Hiện tượng mưa nhỏ, mưa phùn ở khu vực Bắc bộ trong 3 tháng đầu năm 2024 có khả năng xuất hiện nhiều hơn trung bình nhiều năm.Nụ mướp xào thịt ếch, món ngon giản dị từ hoa
Ngày 8.1, ông Lại Thế Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết những năm gần đây hoa chậu đang trở thành xu hướng mua sắm hoa tết, do đó sản lượng hoa chậu của tỉnh Lâm Đồng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ tăng mạnh so với những năm trước, đạt trên 7 triệu chậu.Ông Hưng lý giải: "Hoa chậu chưng được lâu hơn hoa cắt cành, đơn cử như hoa hồ điệp có giá trị cao, với nhiều sắc màu đẹp mắt có thể chưng được 2 đến 3 tháng, người tiêu dùng chỉ cần tưới nước đều đặn tuổi thọ của hoa kéo dài hơn. Mặt khác, lượng cư dân ở tại các đô thị ngày càng tăng nhưng đa số sở hữu căn hộ nhỏ; tết đến xuân về họ cần những chậu hoa nhỏ để trang trí nhà cửa, bàn tiếp khách…".Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 750ha trồng hoa chậu các loại, trong đó 100ha lan hồ điệp, sản lượng 15 triệu chậu mỗi năm; riêng vụ hoa tết có khoảng 7 triệu chậu được đưa ra thị trường. Hiện các nhà vườn đã áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất hoa, giúp cải thiện chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường.Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, các vùng sản xuất hoa của tỉnh tập trung chủ yếu tại TP.Đà Lạt và các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Vụ hoa Tết Ất Tỵ toàn tỉnh xuống giống được 3.848ha. Chủng loại hoa được ưa chuộng trong sản xuất, kinh doanh dịp Tết Nguyên đán chủ yếu là hoa cúc, lay ơn, lily, cẩm chướng… dự kiến sản lượng hoa tăng so với cùng kỳ năm trước, khoảng 1,5 tỷ cành và 7 triệu chậu. Dự báo khi vào cao điểm phục vụ tết, giá hoa sẽ tăng nhẹ.Từ giữa tháng 11 âm lịch đến cận Tết Nguyên đán các đơn vị chuyên sản xuất hoa chậu như: Công ty Trường Hoàng, trang trại Ysa Orchid Farm, Công ty Apolo, Công ty hoa lan Thanh Hà... bắt đầu đóng thùng, chuyển hoa ra các tỉnh phía bắc và miền Trung.Ông Phan Thanh Sang, chủ trang trại hoa Ysa Orchid Farm Đạ Ròn (xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương) cho biết, từ đầu tháng chạp mỗi ngày trang trại đóng khoảng 150 thùng (20 chậu/thùng) hoa hồ điệp các loại để chuyển đi tỉnh tiêu thụ. Càng gần tết công việc càng tất bật hơn, đến giữa tháng chạp vào cao điểm, lượng hàng đóng thùng sẽ tăng gấp đôi, có khi phải tăng ca ban đêm để kịp cho các chuyến xe hàng chở hoa đi các tỉnh phía bắc. "Lan hồ điệp là loại hoa cao cấp, nên việc chăm sóc lẫn đóng gói phải rất tỉ mỉ mới đáp ứng yêu cầu của đối tác", ông Sang cho biết.Được biết trang trại Ysa Orchid Farm chuẩn bị 400.000 chậu lan hồ điệp để cung cấp cho thị trường Tết Ất Tỵ 2025. Tương tự, các trang trại của Trường Hoàng, Apolo, Thanh Hà cũng chuẩn bị hàng trăm ngàn chậu hồ điệp phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán.Ngoài các giống hoa truyền thống, năm nay các đơn vị nhập thêm giống hồ điệp màu mới, giống hồ điệp mini để đáp ứng nhu cầu chưng ở bàn tiếp khách, trong căn hộ nhỏ… Các trang trại đều ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, như tự động điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, sử dụng quạt gió điều hòa, thông hơi cho nhà kính... giúp hồ điệp nở đều đẹp, đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho thị trường.
Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu than chì vì lý do an ninh quốc gia
Ngày 8.3, thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Bình vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Quách Thị Nương (44 tuổi, ngụ xã Đồng Phong, H.Nho Quan, Ninh Bình), để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo kết quả điều tra ban đầu của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Ninh Bình, từ tháng 7.2023 - 10.2024, Nương đã sử dụng mạng xã hội Zalo và Facebook đăng tải thông tin kêu gọi người dân bỏ tiền đầu tư buôn bán nhung hươu và các loại thảo dược với lợi nhuận cao. Nương tự giới thiệu có nhiều mối làm ăn lớn, buôn bán dễ dàng để thu hút người dân đầu tư tiền. Trong khoảng thời gian trên, đã có 4 người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chuyển cho Nương gần 13 tỉ đồng để đầu tư. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, Nương đã không đầu tư như cam kết mà chiếm đoạt tiêu xài cá nhân.Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Ninh Bình thông báo, ai là nạn nhân của Quách Thị Nương thì liên hệ, trình báo với Công an tỉnh Ninh Bình để được giải quyết.
Ngày 24.1, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết TP.Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính Hà Nội về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ.Theo đó, các thầy giáo, cô giáo đang công tác tại các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục trên địa bàn thành phố sẽ được bảo đảm quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73. Dự kiến, các thầy giáo, cô giáo sẽ được nhận thưởng sau khi HĐND thành phố họp và thông qua nghị quyết.Nghị định số 73 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1.7.2024, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Quỹ tiền thưởng hằng năm tại quy định này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng và được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản. Đây là lần đầu tiên, cán bộ, công chức, viên chức có khoản này.Tuy nhiên, đầu tháng 1 vừa qua hơn 500 giáo viên Hà Nội đã viết "tâm thư" kiến nghị lãnh đạo thành phố xem xét vì hàng nghìn giáo viên trường công lập nhưng không được nhận khoản tiền thưởng theo Nghị định 73.Bất cập này xuất phát từ việc ngày 10.12.2024, HĐND TP.Hà Nội thông qua Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc TP.Hà Nội quản lý.Với nghị quyết này, rất nhiều giáo viên trên địa bàn Hà Nội, do thành phố quản lý, sẽ không thuộc đối tượng thụ hưởng. Lý do là các đơn vị sự nghiệp giáo dục đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục từ năm học 2023 - 2024 bị phân loại thành đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên.Thông thường, đơn vị tự chủ có nguồn thu để đảm bảo hoạt động, không dùng ngân sách nhà nước, tùy theo mức độ. Tuy nhiên, các trường được xếp vào diện "tự chủ chi thường xuyên" ở Hà Nội vì trong giai đoạn thí điểm nên vẫn được nhà nước đảm bảo kinh phí.Nhằm bảo đảm quyền lợi giáo viên, Sở GD-ĐT Hà Nội và Sở Tài chính đã có văn bản báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền có phương án hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục.Sau đó, ngày 10.1, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã ký Tờ trình số 82/TTr-SGDĐT, gửi UBND TP.Hà Nội đề nghị xây dựng Nghị quyết về việc cập nhật chi phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ và chi phí chi thu nhập tăng thêm theo quy định tại Nghị quyết số 46 của HĐND thành phố theo trình tự, thủ tục rút gọn.Năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội và 250 cơ sở trực thuộc quận, huyện đang thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục với hàng nghìn giáo viên, nhân viên.
Tổ chức trực tuyến Ngày hội Giáo dục Đại học Đài Loan 2022
Cụ thể, du khách quốc tế đến Việt Nam từ khu vực châu Á chiếm tỷ trọng 79,6%, châu Âu (11,3%), châu Mỹ (5,7%) và châu Phi (0,3%).Về quy mô thị trường, Hàn Quốc là gửi khách lớn nhất của Việt Nam trong năm 2024 với 4,5 triệu lượt (chiếm 25,98%); Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 3,7 triệu lượt (chiếm 21,26%).Các vị trí tiếp theo trong 10 thị trường hàng đầu có Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Úc, Campuchia và Thái Lan.Đáng chú ý, thị trường tiềm năng Ấn Độ trong thời gian qua có sự tăng trưởng đáng kể, từ 138.000 lượt năm 2022 lên 392.000 lượt năm 2023, và đạt 501.000 lượt năm 2024, tăng 2,6 lần chỉ sau 2 năm và hiện nay xếp ở vị trí thứ 6 các thị trường gửi khách nhiều nhất đến Việt Nam. Cục Du lịch quốc gia Việt nam nhận định, Ấn Độ là một trong những thị trường tăng trưởng ấn tượng nhất, góp phần đa dạng hóa thị trường nguồn của du lịch Việt Nam.Các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á là động lực chính cho sự tăng trưởng lượng khách quốc tế năm 2024. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc tăng 214,4% so với năm 2023, Hàn Quốc (tăng 27,1%), Nhật Bản (tăng 20,7%), Đài Loan (tăng 51,4%).Sự phục hồi của các thị trường nguồn châu Á được dẫn dắt bởi thị trường lớn Hàn Quốc với mức phục hồi 106% so với năm 2019 - trước đại dịch, Đài Loan đạt mức 139%. Tuy nhiên, thị trường truyền thống Trung Quốc mới chỉ phục hồi ở mức 64%, Nhật Bản đạt 75%; Thái Lan và Malaysia cùng 82%.Từ kết quả năm nay, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025.